Trang thông tin điện tử

Xã Hành Đức

Đảng ủy, HĐND, UBND,UBMTTQ Việt Nam phường đi thăm các trường học trên địa bàn phường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ CÚM A

                              BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ CÚM A

 

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9,… Các triệu chứng bệnh cúm A: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, biểu hiện viêm long đường hô hấp như: Sổ mũi, ngạt mũi, ho,…

  1. Triệu chứng bệnh cúm A

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9,… đường hô hấp. Bệnh xảy ra hàng năm và lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhot khi nói chuyện, khi ho hắt hơi. Các triệu chứng bệnh cúm A:

  • Sốt (thường trên 38 độ).
  • Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.
  • Biển hiện viêm long đường hô hấp như: Sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng, khó thở.
  • Triệu chứng của đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy) có thể kèm theo.
  • Người bệnh có yếu tố về dịch tễ: Người bệnh sinh sống hoặc đi đến khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc người bệnh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh cúm A.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm A thường gia tăng ca mắc vào mùa đông xuân, giai đoạn thời tiết lạnh nhất. Hiện nay, với việc số người mắc cúm tăng cao vào mùa đông xuân là những dấu hiệu cần phải cảnh giác.

  1. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A
  • Hầu hết người bệnh mắc cúm A diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và nguy hiểm có thể dẫn tới tử phong
  • Đối tượng thường gặp các biến chứng gây ra bởi bệnh cúm A bao gồm: Trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD), hen phế quản, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, đái tháo đường chưa có biến chứng hoặc đã có biến chứng, người suy giảm miễn dịch)
  • Bệnh cúm A có thể gây ra biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não.
  • Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao co giật, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù nãovà gây tổn thương gan trầm trọng, tỉ lệ tử vong rất cao. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng như: Sốt cao, cảm cúm đau đầu, nôn vọt, tê yếu tứ chi hoặc đau tức vùng gan, bụng chướng, phù,.. cần liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
  • Nếu mắc cúm A ở đối tượng phụ nữ đang mang thai có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc gây sảy thai. Nếu người mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, nhưng không gây quái thai.

Bệnh cúm A có thể hồi phục sau 2 – 7 ngày, nhưng cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần đưa ngay người bệnh cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng không mong muốn.

  1. Cảm cúm và đau đầu

Khi cơ thể nhiễm virus, hệ thống miễn dịch hoạt động, giải phóng các chất trung gian hóa học như cytokine, gây ra các phản ứng sốt, co thắt các mạch máu ngoại vi (co thắt cả động mạch thái dương), và tình trạng rối loạn này khiến não, các cơ vùng đầu và vùng cổ bị thiếu máu, thiếu oxy. Vì vậy, người bệnh cảm thấy đau nhức đầu và khó chịu.

Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, bao gồm: Chấn thương đầu, thời tiết thay đổi, sử dụng chất kích thích, thay đổi nội tiết tố, thể trạng người bệnh suy nhược, thiểu năng tuần hoàn não, căng thẳng, hay nghiêm trọng hơn, đau đầu là biểu hiện của tai biến mạch máu não,…

Thông thường các triệu chứng đau đầu sẽ hết trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp đau đầu dai dẳng hoặc khởi phát triệu chứng đau đầu kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác (tê yếu nửa người, rối loạn thăng bằng, giảm thị lực,…), người bệnh cần liên hệ bác sĩ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

  1. Các phương pháp để phòng chống dịch cúm A
  • Phải đeo khẩu trang thường xuyên, đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm.
  • Tăng cường rửa tay.
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc
  • Tránh tập trung đông người
  • Tiêm phòng vacxin là biện pháp dự phòng đặc hiệu. Hiệu quả bảo vệ của vacxin cúm phụ thuộc vào tuổi, đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần của vacxin và các chủng virus hiện đang lưu hành.

Thông tin cần biết

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đến và về từ vùng có dịch chủ động phòng, chống Covid-19
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025)
Hướng dẫn thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên VNeID
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Trần Văn An, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi ( 4/5/1925 - 4/5/2025)
KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 – 30/4/2025)
Thông báo niêm yết danh sách cử tri Phục vụ lấy ý kiến về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở)
Thông báo lịch trực ngày lễ 30/4 và ngày 1/5
Thông báo treo cờ tổ quốc nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975-30/4/2025 và ngày quốc tế Lao động
Hành Đức tổ chức lấy ý kiến lại cử tri các thôn trên địa bàn xã về tên gọi của xã mới sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
HĐND xã Hành Đức tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
Tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, ĐVHC cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2025